An toàn trong sử dụng bình gas, chai gas và chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép

Cập nhật: ngày 16/11/2017

Quá trình sản xuất chai chứa khí hóa lỏng bằng thép (Chai LPG, chai gas, bình gas) phải thực hiện qua nhiều công đoạn từ thiết kế mẫu chai, phê duyệt mẫu, chứng nhận hợp quy, kiểm định, trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định quản lý chất lượng và chế tạo, phải thực hiện đầy đủ nội dung thử nghiệm như: Thử cơ tính; Kiểm tra bằng mắt bề mặt các mối hàn, kiểm tra thô đại và chụp ảnh bức xạ; Thử nổ thủy lực; Thử thủy lực; Thử kín; Thử mỏi.

Một số hình ảnh sản xuất chai LPG tại C.TY CP TM dầu khí An Dương

Khu vực để bình Gas sau khi nhiệt luyện

Khu vực thử nghiệm bình Gas sau khi nhiệt luyện – Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp

 

Công đoạn làm sạch, phun sơn bình GAS

Khu vực bình GAS thành phẩm

     Trong thời gian vừa qua các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng trong quản lý hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG bị chiếm dụng được cắt tai, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra thị trường gây mất an toàn về phòng, chống cháy nổ và đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng vẫn diễn ra, có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh LPG chưa nghiêm túc; công tác phối hợp của các lực lượng chức năng trong kiểm tra, kiểm soát chưa được chặt chẽ, thường xuyên liên tục.

CTY CP TM dầu khí An Dương – AD PETROL, Một trong những doanh nghiệp sản xuất chai LPG hàng đầu bị chiếm dụng chai LPG bằng thủ đoạn cắt tai, mài vỏ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép QCVN 04:2013/BCT quy định:

3. Ghi nhãn

a) Các thông tin sau đây phải được đóng rõ ràng trên tay xách chai chứa LPG:

– Tên đơn vị sở hữu;

– Tiêu chuẩn chế tạo;

– Tên nhà sản xuất;

– Số chế tạo;

– Tháng/năm chế tạo;

– Dung tích;

– Khối lượng chai rỗng (bao gồm cả khối lượng van chai);

– Áp suất làm việc;

– Áp suất thử thủy lực;

– Bu tan + Propan (BU+PR) và khối lượng nạp.

b) Không được phép xóa, sửa đổi các thông tin của nhà sản xuất.

c) Ký hiệu kiểm định được đóng trên tay xách theo quy định tại Điểm I Khoản 3 Điều 11 của Quy chuẩn nà

Điều 11. Quy định về kiểm định chai chứa LPG

1. Hình thức kiểm định

a) Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.

b) Kiểm định định kỳ khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

c) Kiểm định bất thường khi thấy cần thiết hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định định kỳ chai chứa LPG theo quy định của nhà sản xuất, nhưng chu kỳ không quá 05 năm so với lần kiểm định gần nhất. Đối với chai đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm.

Điều 12. Quy định về loại bỏ và sửa chữa chai chứa LPG

1. Yêu cầu về việc sửa chữa chai

a) Chỉ được sửa chữa chai tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai đủ điều kiện và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo quy định.

b) Không được phép tiến hành các công việc sửa chữa sau đây:

– Thay tay xách chai bằng tay xách mới dưới bất kỳ hình thức nào, xóa bỏ thay đổi lôgô của chai nhằm chiếm dụng chai của chủ sở hữu khác, sửa đổi các thông số kỹ thuật ban đầu của chai.

– Sửa chữa chai chứa LPG để sử dụng vào mục đích khác.

– Gia nhiệt cục bộ các khu vực thành chai.

2. Yêu cầu về việc loại bỏ chai

Tiến hành loại bỏ chai theo quy định tại mục 8 của TCVN 7832:2007 đối với các chai cần loại bỏ sau khi đã thực hiện đánh giá loại bỏ như sau:

a) Đánh giá loại bỏ chai khi kiểm định thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quy chuẩn này.

b) Đánh giá loại bỏ chai khi nạp LPG vào chai được thực hiện theo quy định tại mục 5 TCVN 7762:2007.

c) Các chai chứa LPG được sử dụng trên 26 năm kể từ ngày sản xuất.

     Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh LPG, ngăn chặn, hạn chế tối đa những vi phạm có thể xảy ra trong kinh doanh LPG, góp phần ổn định thị trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 04/10/2017 về việc “tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng”.

Dấu chứng nhận hợp quy của Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp

Thời gian kiểm định chai gas lần đầu và kiểm định định kỳ

     Người sử dụng GAS nhận biết các dấu hiệu nhận biết trên trên tay xách chai, đế chai và chữ dập nổi trên phần chỏm cầu 2 đầu của chai để nhận biết. Trên tay xách hoặc đế chai phải có dấu chứng nhận hợp quy, thời gian kiểm định, nếu không có các dấu hiệu này tuyệt đối không được sử dụng chai gas. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường khác phải yêu cầu nhà cung cấp chỉ rõ hoặc báo cho lực lượng Quản lý thị trường để sử lý theo quy định của pháp luật.

Máy cấy

 

 

Ý kiến bạn đọc