HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÁC HIỆP HỘI CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (ReCAMA)

Ngày 23 tháng 8/2018, tại Băng cốc, Thái Lan đã diễn ra Hội nghị lần thứ tư Hội đồng thành viên các hiệp hội cơ khí nông nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ReCAMA). Hội nghị được tổ chức do sự phối hợp giữa Trung tâm Cơ giới hóa Nông nghiệp Bền vững (CSAM) của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP), Hội Cơ khí Nông nghiệp Thái Lan và Hội Nông nghiệp Đức.

Các đại biểu dự Hội nghị – ông Nguyễn Đức Thật, đại diện Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, người thứ tư, hàng đầu, tính từ trái sang) – Ảnh CSAM

Tham dự hội nghị có các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà nghiên cứu, các đại diện của khu vực tư nhân và các hội, hiệp hội ngành cơ khí nông nghiệp. Ông Nguyễn Đức Thật, giám đốc Trung tâm Phát triển cơ điện, viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ STH là đại biểu đại diện Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam . Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về việc mở rộng quy mô, sẵn sàng tiếp thu và sử dụng bền vững máy móc nông nghiệp trong từng vùng thông qua mô hình phát triển theo nhu cầu thưc sự gắn bó mật thiết với khu vực tư nhân.

Theo các chuyên gia cơ khí  nông nghiệp, để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp bền vững, đòi hỏi có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân cũng như hợp tác xã. 
Giám đốc CSAM, Tiến sĩ Yutong Li cho rằng: “Một khu vực tư nhân được trao quyền, có lợi nhuận, có trách nhiệm và được quản lý thích hợp là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển  nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”,
 Bà nói thêm: “Đồng thời, khu vực tư nhân là nhà cung cấp máy móc và dịch vụ chính cho nông dân. Điều quan trọng đối với vai trò này là khu vực tư nhân còn có khả năng hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu thực sự của nông dân và có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu khi điều kiện thay đổi và nhận biết được các xu hướng thay đổi sắp tới ”.
 
Hội nghị  được tổ chức bên cạnh cuộc triển lãm  Agritechnica Asia Exhibition, 2018.  Sự kiện này làm nổi bật vai trò quan trọng của các hiệp hội máy móc nông nghiệp và các hợp tác xã với vai trò là cầu nối và tạo điều kiện cho quan hệ giữa các doanh nghiệp với  chính  phủ. Nó cũng nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ và tăng cường năng lực của các hội, hiệp hội máy  nông nghiệp là điều quan trọng để mở đường cho việc cơ giới hóa nông nghiệp bền vững trong khu vực.

 
Các hội, hiệp hội thành viên tại hội nghị cũng nhất trí với báo cáo công việc của ReCAMA năm 2018 và đề xuất kế hoạch công tác năm 2019, và đã phê duyệt sự tham gia của Hiệp hội Máy nông nghiệp Indonesia (ALSINTANI) với tư cách thành viên mới.
 
Hội đồng các hiệp hội máy nông nghiệp khu vực (ReCAMA) được thành lập bởi CSAM vào năm 2014. ReCAMA hoạt động nhằm thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp bền vững trong khu vực thông qua viêc tăng cường năng lực của các hội, hiệp hội máy nông nghiệp của từng quốc gia, tạo điều kiện trao đổi kiến thức và tăng cường hợp tác các hội, hiệp hội và các thành viên của họ. Đến nay, ReCAMA có 19 hội, hiệp hội thành viên đến từ 14 quốc gia. Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam trở thành thành viên chinh thức năm 2016.

Hà Đức Hồ

Tham khảo: Leading agricultural associations call for private sector support in scaling up sustainable mechanization technologies http://www.un-csam.org/

Ý kiến bạn đọc