Tình hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình

Nguồn: “www.cogioihoa.com” ngày 06/07/2015

  1. Đặc điển của sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình.

     Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở vị trí hạ lưu sông Hồng, ba mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển. Địa hình nhìn chung bằng phẳng độ dốc nhỏ hơn 1% theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao độ mặt đất phổ biến từ (+1.0)m tới (+2.0)m. Diện tích đất tự nhiên 154.594 ha; diện tích đất có mặt nước ven biển (ngoài địa giới hành chính) đang khai thác là 10.178 ha. Đất nông nghiệp là 106.812 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 95.830 ha, bình quân đất nông nghiệp trên 1 người là 579m2/người.

Là tỉnh có số dân trên 1,8 triệu người, mật độ 1.192 người/km2 cao nhất vùng ĐBSH. Trước yêu cầu phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và áp lực đòi hỏi dân số, đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm 2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Cây nông nghiệp chính của nông nghiệp Thái Bình là cây lúa, một năm làm hai vụ với sản lượng trên 1 triệu tấn. Thực tế, từ những năm đổi mới cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, nó còn là đòn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ… phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.

Trong giai đoạn từ năm 2009-2014, tỉnh Thái Bình thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân tiền mua máy phục vụ sản xuất với số tiền lên tới 150 tỷ đồng. Nông dân Thái Bình đã đầu tư trang bị được trên 10.000 máy phục vụ sản xuất nông nghiệp các loại, trong đó chủ yếu là máy gặt đập liên hợp, làm đất đa năng, máy cấy, kho lạnh.

  1. Mức độ % cơ giới hoá trong trồng trọt.

 Loại cây trồng: Lúa

TT Khâu công việc Mức độ cơ giới hóa (%)
1 Làm đất 100
2 Gieo cấy 5
3 Tưới tiêu nước 90
4 Phun thuốc BVTV 4
5 Thu hoạch 55
6 Tuốt đập/tách hạt 100

Loại cây trồng: Rau màu

TT Khâu công việc Mức độ cơ giới hóa (%)
1 Làm đất 90
2 Gieo trồng 2
3 Tưới tiêu nước 70
4 Phun thuốc BVTV 2
5 Thu hoạch 0
6 Tuốt đập/tách hạt 10
  1. Mức độ % cơ giới hóa trong chăn nuôi. 
TT Khâu công việc Loại vật nuôi
Lợn Bò sữa Bò thịt Trâu
1 Chuồng trại 20 50 60 0 70
2 Chế biến thức ăn 10 50 60 0 20
3 Thu gom phân 0 0 0 0 5
  1. Mức độ % cơ giới hóa trong sản xuất muối.
TT Khâu công việc Mức độ cơ giới hóa (%)
1 Cung cấp nước biển 50
2 Phủ bạt che mưa 0
3 Thu hoạch 0
  1. Số lượng, loại máy, thiết bị trong sản xuất nông lâm thủy sản và muối.
TT Loại máy Số lượng
(chiếc)
1 Máy kéo công suất từ 35 mã lực (CV) trở lên 2000
2 Máy kéo công suất 12 – 35 CV 4000
3 Máy kéo từ 12 CV trở xuống 2702
4 Động cơ chạy xăng, dầu Diezen 5400
5 Máy tuốt lúa có động cơ 2000
6 Máy sấy nông, lâm, thủy sản 100
7 Máy chế biến lương thực: thóc, gạo …(máy xay xát, phân loại, đánh bóng …) 5000
8 Máy chế biến gỗ: (máy cưa, phay, bào…) 1000
9 Máy phun thuốc trừ sâu có động cơ 100
10 Máy bơm nước dùng cho SXNLTS 1000
11 Máy thu hoạch (lúa, mía, ngô) 1086
12 Máy cấy lúa 35
13 Máy chế biến thức ăn gia súc: (máy nghiền, máy trộn) 100
14 Máy chế biến thức ăn thô: (máy băm, thái cỏ, máy đóng bánh rơm ) 50
15 Máy vắt sữa 5
16 Máy móc, thiết bị trong nuôi trồng thủy sản: (máy đập oxy, máy khác) 1000
17 Máy chế biến thức ăn thủy sản: (máy nghiền, máy ép đùn) 200
18 Tàu, thuyền, xuồng đánh bắt thủy sản có động cơ 1388
19 Máy cấp nước biển cho sản xuất muối 2
20 Phủ bạt che mưa ô kết tinh 500m2
21 Máy thu hoạch muối 0
22 Máy vận chuyển muối 0
  1. Các loại hình tổ chức dịch vụ máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
TT Lĩnh vực Tổng Trong đó
Hộ gia đình Tổ
hợp tác, HTX
Doanh nghiệp tư
nhân
Công ty TNHH Doanh nghiệp nhà nước
1 Chuyên chế tạo 13 10 0 2 0 1
2 Chuyên DV, sửa chữa 680 500 10 120 50 0
3 Chuyên kinh doanh 975 700 0 150 125 0
4 Tổng hợp (bao gồm cả chế tạo, sửa chữa, kinh doanh) 118 5 3 80 30 0
  1. Tình hình chế tạo, kinh doanh máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

  Cơ khí chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp là một trong những phân ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp lớn và phần đông dân cư tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cùng với xu hướng cơ giới hoá, đưa máy móc ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp thay thế dần lao động thủ công, tăng năng suất lao động nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp có nhiều tiềm năng lớn để phát triển. Tuy nhiên ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp của Thái Bình có sức cạnh tranh thấp và chỉ chiếm được một thị phần khiêm tốn. Đến nay, phần lớn các máy nông nghiệp bán trên thị trường của Thái Bình đều phải nhập khẩu từ nước ngoài và của các tỉnh khác, Thái Bình mới chỉ sản xuất ra được các loại máy canh tác như cày bừa, bánh lồng, máy bơm nước, một số loại máy dùng trong chăn nuôi và thủy sản… Cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, làm giảm chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Chính sách hỗ trợ kinh phí mua máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp của Thái Bình đã đạt đư­ợc một số thành tích quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản thực phẩm, hiệu quả kinh tế thu đư­ợc từ cây trồng vật nuôi được tăng cao, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích sản xuất đất nông nghiệp tăng nhiều lần so với làm bằng thủ công. Nhiều khâu đư­ợc trang bị cơ giới hoá đạt tỷ lệ gần 100% như khâu làm đất, tưới nư­ớc, ra hạt, xay sát, làm bún bánh, đồ mộc… tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ cơ giới hoá của các tỉnh trong khu vực và của chung cả n­ước. Giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, rút bớt lao động từ nông nghiệp sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, vẫn đảm bảo duy trì đ­ược sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, sản phẩm l­ương thực, thực phẩm ngày một tăng. Giá thành sản phẩm giảm, tăng hiệu quả sản xuất: khâu gặt giảm đ­ược từ 2.160.000 đồng/ha đến 2.700.000 đồng/ha; Khâu gieo sạ giảm đ­ược 2.700.000 đồng/ha đến 3.240.000đồng/ha; Khâu làm đất giảm đ­ược 1.260.000 đồng/ha đến 2.160.000đồng/ha.

  1. Nhu cầu các khâu cần áp dụng cơ giới hóa hiện nay của Thái Bình.

    Hiện nay  nhu cầu cơ giới hóa của Thái Bình là các khâu thu hoạch, gieo trồng, máy thu hồi phế phẩm nông nghiêp, sơ chế bảo quản nông sản đối với trồng trọt; các khâu chế biến thức ăn, chăm sóc, thu dọn vệ sinh, vắt sữa đối với chăn nuôi…

    Các loại máy cần thiết như máy thu hoạch, máy cấy, máy quấn ép rơm rạ, máy băm thức ăn chăn nuôi, máy giết mổ gia súc, gia cầm, máy sục khí tạo oxy…

May cay lua HAMCO tai Nam Hung - Tien Hai - Thai Binh - Vu mua 2013

Máy cấy lúa HAMCO tại xã Nam Hưng – Tiền Hải – Thái Bình (Vụ Mùa 2013)

  1. Kết quả thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp

Ngày 20/3/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các ngành, chính quyền các cấp tuyên truyền thực hiện 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp có các biện pháp:

– Rà soát các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có thể góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố sản phẩm của Doanh nghiệp được áp dụng Quyết định 68.

– Tuyên truyền, hướng dẫn đến tận cơ sở về việc áp dụng Quyết định 68.

– Ngành nông nghiệp tổ chức Hội nghị phổ biến chính sách hỗ trợ kết hợp với việc trình diễn các máy nông nghiệp do Công ty máy kéo và máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty máy động lực Việt Nam sản xuất, thành phần mời tham dự: Hội nông dân tỉnh, đại diện Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình, đại diện các Ngân hàng thương mại nhà nước trong toàn tỉnh, các Phó chủ tịch UBND các xã và một số Tổ đội dịch vụ cơ khí nông nghiệp có khả năng đầu tư mở rộng hoạt động dịch vụ cơ khí nông nghiệp.

Thái Bình thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp tiền mua máy nông nghiệp cho nông dân. Kết quả Năm 2014. Nông dân Thái Bình đã được hỗ trợ mua 227 máy gặt đập liên hợp, 10 máy cấy với số tiền 23 tỷ đổng.

Các tổ chức tiến dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn Thái Bình đã cho nông dân vay trên 300 tỷ đồng để mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 68 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành nên việc giải ngân vốn tín dụng, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ngân hàng Nhà nước trên địa bàn đến nay chưa đi vào cuộc sống.

  1. Những khó khăn vướng mắc

-. Theo quy định tại Mục c Khoản 2, Điều 1, QĐ 68, để được hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với các loại máy móc, thiết bị phải đảm bảo các điều kiện:

 Máy móc thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định cảu pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thực tế hiện nay nông dân Thái Bình không muốn mua máy mới mà chỉ mua các loại máy đã qua sử dụng của Nhật Bản có chất lượng không thua kém gì máy mới do Việt Nam và Trung Quốc sản xuất, với giá chỉ bằng 1/3-1/4 giá máy mới cùng loại của Việt Nam và Trung Quốc.

– Vấn đề tài sản thế chấp vay vốn của nông dân là một đề nan giải do giá trị tài sản nhà, đất của nông dân có giá trị không thể thế chấp cho ngân hàng.

– Ruộng đất sản xuất một số nơi còn phân tán, nhỏ lẻ, không tập trung, do đó việc đầu tư và áp dụng các khâu cơ giới hoá (gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến…) trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, phần lớn người dân vẫn làm theo phương pháp thủ công dẫn đến tổn thất trong và sau thu hoạch nông sản và thủy sản còn khá lớn.

– Ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp của Thái Binh không phát triển, chỉ có một vài cơ sở sản xuất cơ khí lắp giáp, sửa chữa, gia công phụ tùng máy tập trung ở các trung tâm huyện, thành phố.

– Nhà nước cần có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất, cung cấp, sửa chữa thiết bị cơ khí xuống địa bàn nông thôn, tạo điều kiện hỗ trợ dịch vụ sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, nông thôn phát triển.

  1. Đề suất

  – Nhà nước cần giành nhiều kinh phí phục vụ công tác đào tạo tập huấn cho người nông dân về kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng máy để tránh cho người nông dân những tai nạn lao động đáng tiếc; tập huấn kỹ thuật sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các loại máy nông nghiệp để giúp cho người nông dân sử dụng máy hiệu quả và kinh tế hơn.

– Đi đôi với việc đẩy mạnh cơ giới hóa phải có biện pháp phát triển mạnh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động dôi dư tăng thu nhập cho người nông dân.

– Để cho Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp thực sự phát huy hiệu quả thì Nhà nước cần có giải pháp thông thoáng hơn cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng./.

Nguồn: “Báo cáo tình hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình” của Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình tại Hội nghị Cơ giới hóa  tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 2015

Ý kiến bạn đọc