Cơ giới hóa nông nghiệp góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở INDONESIA

Cập nhật ngày 19/3/2018

I. TỔNG QUAN:

Nước Cộng hòa Indonesia là một quần đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa hai lục địa châu Á và châu Đại dương và giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Quần đảo này kéo dài 5.500km từ đông sang tây và 1.900km từ bắc tới nam bao gồm 17.508 hòn đảo nên được mệnh danh là “đất nước vạn đảo”. Tổng diện tích của Indonesia là: 5.193.250 km2, trong đó phần lãnh thổ: 1.919.440 km2, phần lãnh hải: 3.273.810 km2 với 81.000km bờ biển.  Dân số Indonesia: 253 000 000 người, đứng thứ tư thế giới

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng thu nhập quốc nội đạt trên 1.000 tỷ USD. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và được coi là xương sống của nền kinh tế, tạo ra gần một nửa tổng số việc làm, chiếm khoảng 1/5 GDP và đóng góp phần quan trọng trong xuất khẩu.Indonesia có 70,2 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 8,11 triệu ha đất trồng lúa nước,  11,87 triệu ha trồng cây trồng cạn,18,5 triệu ha trồng rừng,  2,4 triệu ha trồng cỏ v…v…

Tính chất của hệ thống sản xuất nông nghiệp ở Indonesia rất đa dạng, từ canh tác nương rẫy đến canh tác thâm canh, từ dựa vào nước trời đến canh tác được thủy lợi hóa, từ quy mô nông hộ nhỏ đến trang trại lớn. Indonesia vốn là nước nhập khẩu lúa gạo, nhưng đến năm 2016, nước này sản xuất được 79 triệu tấn gạo và dừng nhập khẩu lương thực..

Tốc độ phát triển nông nghiệp nhanh trong 4 thập kỷ qua cũng như quá trình thương mại hóa, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến những thay đổi đáng kể  trong hệ thống  sản xuất nông nghiệp., nhưng còn nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng và phân phối yếu kém, trở ngại. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính phủ Indonesia đã đưa ra nhiều  biện pháp để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, trong đó cơ giới hóa nông nghiệp được coi là rất quan trọng.

II. CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP

  1. Về chế tạọ máy nông nghiệp:

Indonesia xây dựng hệ thống các nhà máy chế tạo máy với các cấp độ khác nhau:

  • Các cơ sở sản xuất và kinh doanh quy mô lớn: chế tạo, nhập khẩu cấu kiện, phụ tùng và lắp ráp máy kéo 4 bánh, máy gặt đập liên hợp, máy cấy, động cơ và các thiết bị đòi hỏi công nghệ chế tạo phức tạp.
  • Các cơ sở vừa ở địa phương chê tạo máy kéo nhỏ hai bánh, máy cắt cỏ, máy bơm nước, máy tuốt đập và máy sấy theo yêu cầu.
  • Các cơ sở nhỏ chế tạo công cụ đơn giản như công cụ làm đất, tuốt đập, sấy và các thiết bị nông nghiệp khác.

Mặc dù động cơ nhỏ được chế tạo trong nước nhưng một số chi tiết đặc biệt vẫn phải nhập khẩu.

Bảng 1. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP

STT Loại máy NN

được chế tạo

Số công ty STT Loại máy NN

được chế tạo

Số   công ty
1 Máy kéo 14 6 Máy tuốt đập lúa 16
2 Máy bơm nước 18 7 Máy xay xát lúa 11
3 Máy cấy 07 8 Máy đánh bóng gạo 05
4 Máy phun thuốc trừ sâu 03 9 Máy bóc vỏ trấu 03
5 Máy gặt đập LH 05   Tổng số 82

Nguồn: Indonesian Center for Agricultural Engineering Ressearch and development – Indonesian Agency for Agricultural Research and Development – Ministry of Agriculture.

  1. Về trang bị và sử dụng máy nông nghiệp:

Cơ giới hóa nông nghiệp ở Indonesia những năm gần đây có bước phát triển khá.hơn những năm trước.

Máy kéo 2 bánh: Năm 2006 có 116.016 chiếc, đến năm 2010 tăng lên 126.453 chiếc, mức độ tăng 2,2% /năm. Năm 2015 có 216.174 chiếc,mức độ tăng 14%/năm.

Máy kéo 4 bánh: năm 2006 có 2.853 chiếc, năm 2010 có 2.969 chiếc, mức độ tăng 1%/ năm, đến năm 2015 có 3.887 chiếc, mức độ tăng 6,8%/năm.

Máy gặt đập liên hợp và máy cấy: từ năm 2010 trở về trước, có số lượng rất ít, năm 2015 có 1.090 máy gặt đập lúa liên hợp và 5.617 máy cấy lúa. Bảng 2. Trình bày số lượng máy nông nghiệp có đến năm 2015.

Bảng 2. SỐ LƯỢNG MÁY NÔNG NGHIÊP CÓ ĐẾN 2015

STT Loại máy nông nghiệp                       Số lượng có đến năm 2015
1 Máy kéo 2 bánh 216 174
2 Máy kéo 4 bánh 3 887
3 Máy bơm thủy lợi 148 275
4 Máy cấy lúa 5 617
5 Máy gặt đập lien hợp 1 090
6 Máy tuốt đập lúa 70 678
7 Máy sấy hạt  2 323

                                                                                                         Nguồn: Sudanryanto, 2016

 Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp ở Indonesia cũng có xu hướng ngày càng đồng bộ nhằm rút lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu lao động nông nghiệp trong thời vụ khẩn trương. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp Indonesia ở một số tỉnh thì nếu làm thủ công các khâu canh tác và thu hoạch 1ha lúa mất 94 ngày người, trong khi làm bằng cơ giới chỉ mất 20 ngày, giảm  thời gian 74 ngày người

Bảng 3. SO SÁNH THỜI GIAN CANH TÁC VÀ THU HOẠCH LÚA BĂNG THỦ CÔNG VÀ CƠ GIỚI

Khâu canh tác Làm thủ công

( ngày người)

Làm bằng cơ giới (ngày) Giảm thời gian
 Ngày người %
Làm đất 20 3 –       17 –       85,0
Gieo cấy 19 7,5 –       11,5 –       60,5
Trừ cỏ 15 2 –       13 –       86,7
Thu hoạch 40 7,5 –       32,5 –       81,4
Tổng số 94 20 –       74,0 –       78,4

                                                                                           Nguồn: IAARD, Minintry of Agriculture,

Ứng dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp làm giảm chi phí thuê nhân công, từ đó giá thành cũng giảm đi. Nêu canh tác và thu hoạch 1ha lúa bằng thủ công, chi phí công lao động mất 7.377.125 Rp thì làm bằng máy chỉ mất 5.095.000Rp. Như vậy cơ giới hóa đã giảm chi phí lao động 2.281.425Rp/1ha, tương đương 30,9%.         

Bảng 4. SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP LÀM GIẢM CHI PHÍ LAO ĐỘNG

Khâu công việc Thủ công

Rp/ha

Cơ giới đồng bộ Rp/ha Giảm chi phí lao động
Rp %
Làm đất 1.600.000 1.200.000 -400.000 -25,0
Gieo cấy 1.720.000 1.200.000 -620.000 -36,0
Trừ cỏ 1.200.000 510.000 -690.000 -57,5
Thu hoạch 2.857.125 2.285.700 -571.425 -20,0
Tổng số          7.377.125             5.095.700        2.281.425            -30,9

                                                                                           Nguồn: IAARD, Minintry of Agriculture

III. ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP

  1. Máy cấy: Để ứng dụng tốt “HỆ THÔNG JAJAR LEGOWO ” trong công nghệ sản xuất lúa, các nhà khoa học Indonesia đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công máy cấy mạ thảm có tên là JAJAR LEGOWO. Đến nay đã có 7 cơ sở chế tạo loại máy cấy này. Năm 2015 đã đưa ra thị trường 1.000 chiếc, năm 2016 là 2.000 chiêc. Máy có công suất 5 mã lực, năng suất 6-7h/ha.

 Nhờ ứng dụng tổng hợp Hệ thống kỹ thuật jajar legowo ở vùng trung tâm Java năm 2016.năng suất lúa tăng từ 6tấn/ha lên 9,5 tấn/ha (lúa khô).

Hình 1: Máy cấy Jajar Legowo             

Hệ thống công nghệ cấy lúa Jajar legowo là hệ thống cấy lúa mà khoảng cách các cây và hàng lúa được điều chỉnh với kích thước khác nhau sao cho cây lúa nào cũng được hưởng lợi của hiệu ứng biên. Nhờ vậy mà cây lúa đẻ nhanh, độ đồng đều cao hơn công nghệ truyên thống. Hệ thống công nghệ cấy lúa Jajar legowo có thể là 2: 1 (cứ 2 hàng lúa có khoảng cách hàng hẹp  xen kẽ với một hàng có khoảng cách hàng rộng gấp đôi) và 4: 1  (cứ 4  hàng lúa có khoảng cách hàng hẹp xen kẽ với một hàng có khoảng cách hàng rộng gấp đôi.(hình 2)

Hình 2: Công nghệ cấy lúa Jajar legowo

  1. Máy gặt đập liên hợp

Để giải quyết tình trạng khan hiếm lao động trong nông nghiệp và giảm tổn thất, Indonesia đã chế tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp một số loại máy gặt đập liên hợp như:

a/ Máy gặt đập MINI

 Năng suất máy: 7- 9h/ha

Tổn thất hạt: 1,87Giá thành thu hoạch lúa giảm 30%

5 cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Indonesia chế tạo máy gặt đập liên hợp mini

Hình 3:Máy gặt đập lien hợp MINI

b) Máy gặt đập liên hợp cỡ trung

Năng suất gặt 4 – 6h/ha,

Tổn thất hạt: 2%

Gía thành thu hoạch giảm 30%

4 cơ sở chế tạo máy nông nghiệp ở Indonexia chế tạo máy gặt đập liên hợp cỡ trung

Hình 4: Máy gặt đập liên hợp cỡ trung

  TÀI LIỆU THAM KHẢO  

  1. Leading the Way for Climate-Smart Agriculture through Machinery and Practices in indonesia – Astu Unadi Senior, Researcher Indonesian Center for Agricultural Engineering Research and Development, IAARD, Minintry of Agriculture. The 4th Regional Forum on Sustainable Agricultural Mechanization in Asia and the Pacific, 23-25 November 2016, Hanoi, Vietnam.
  2. Indonesia Agricultural Mechanization Strategy- IAARD, Minintry of AgricultureRegional Forum on Sustainable Agricultural Mechanization, Qingdau, 26-27 October 2013.
  3. Country Report Indonesia – Astu Unadi Agung Prabowo – Indonesia Center For Agricultural Engineering Research And Development. Indonesia Agency For Agricultural Engineering Research And Development. Minintry of Agriculture- Beijing, 16 -19 September 2014.
  4. Socialization of Technology Jajar Legowo Systems for Rice by BPTP NTB – AIAT on line Written by Administrator, 22 march 2012.

 

Ý kiến bạn đọc