Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy gieo đậu phộng liên hợp bón phân

Cập nhật: ngày 15/4/2015

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Ngoài các mặt hàng chủ lực như gạo, cá, tôm, trái cây thì các sản phẩm khác thuộc cây trồng cạn như: đâu nành, bắp, mía, khoai lang, đậu phộng (lạc) cũng góp phần làm tăng tỷ trọng phát triển nông nghiệp trong vùng. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp theo chủ trương tái cơ cấu ngành, giảm bớt sự căng thẳng vào mùa vụ, cũng như giảm bớt sức lao động nặng nhọc của bà con nông dân trong sản xuất đậu phộng ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), Viện Lúa ĐBSCL đã triển khai đề tài cơ sở: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo lạc đa năng phục vụ sản xuất lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề trên đây nhằm góp phần cơ giới hóa cây trồng cạn.

may-gieo-dau-phong-gieo-lac-da-nang-1 may-gieo-dau-phong-gieo-lac-da-nang-2

Máy gieo lạc đa năng GLĐN – 0.2

Kết quả thu được qua cuộc điều tra ở vùng sản xuất đậu phộng chủ yếu của ĐBSCL như Trà Vinh, An Giang và Đồng Tháp cho thấy tình hình sản xuất lạc, quy trình canh tác và kích thước luống, rãnh; khoảng cách hàng, mật độ và số hạt trên hốc, lượng phân bón, kích thước một số hạt lạc đang gieo trồng, v.v…  ở các tỉnh và huyện khảo sát. Dựa trên cơ sở các kết qua khảo sát làm căn cứ để lựa chọn nguyên lý, kích thước các lưỡi lên luống, kích thước lỗ ra hạt, kích thước giữa 2 hàng gieo, mật độ và số hạt trên hốc, lượng phân bón, v.v…Từ kết quả trên nhóm nghiên cứu tiến hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm để hoàn thiện mẫu máyGLĐN-0,2 đưa vào ứng dụng trong sản xuất để xác định kết quả thực nghiệm và tính toán hiệu quả kinh tế. Máy có hai hàng gieo, khoảng cách giữa 2 hàng: 270 mm; năng suất: 0,28 ha/h; máy có thể liên hợp với máy kéo có dải công suất từ 25-40 Hp (mã lực).

may-gieo-dau-phong-gieo-lac-da-nang-3

Liên hợp máy gieo lạc đa năng GLĐN – 0.2

Qua tính toán cho thấy chỉ trong vòng 0,63 năm là thu hồi vốn và so với lao động thủ công, chi phí giảm 58%. Các kết quả trên đã đáp ứng các yêu cầu về nông học cũng như khả năng đầu tư máy GLĐN-0.2 và tận dụng hết nguồn vốn đầu tư vào máy kéo 4 bánh dạng trung bình (chỉ sử dụng làm đất trong năm) của bà con nông dân.

TS. Lê Văn Bảnh

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Chi tiết xin tải file đính kèm

Ý kiến bạn đọc