Lịch sử và phát triển – Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam

Hoi-co-khi-nong-nghiep-Viet-Nam-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-3

Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam thành lập ngày 12/2/1993. Khi  thành lập có 131 hội viên. Đến nay, Hội đã có 756 hội viên, phần lớn là cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, trong đó có: 26 giáo sư, phó giáo sư, 118 tiến sỹ, 328 thạc sỹ và Kỹ sư.

Hội viên sinh hoạt tại các phân hội trên nhiều vùng, miền trong cả nước như: Điện Biên, Hà nội và Đồng bằng Sông Hồng, Miền Trung và Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

Trực thuộc hội có: Tạp chí công nghiệp nông thôn, Ban biên tập trang thông tin điện tử, 2 trung tâm và 12 phân hội.

Hoạt động của Hội những năm qua đã đạt được một số kết quả nổi bật trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tư vấn phản biện, tập hợp và phát huy sáng kiến cải tiến, đào tạo và phổ biến kiến thức.

I. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT

Ngoài việc động viên cổ vũ Hội viên là cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, Hội còn trực tiếp tổ chức thực hiện một số đề tài và huy động hội viên tham gia như:

– Chủ trì đề tài xây dựng mô hình trang bị máy và thiết bị cho cấp xã, để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp; Khảo sát đánh giá một số sáng kiến, cải tiến của nông dân; tham gia đề tài Nghiên cứu định hướng phát triển ngành cơ khí; Dự án điều tra về ngành nghề thủ công ở một số địa phương…

– Hội cũng giúp đỡ, tạo điều kiện để các phân hội và hội viên tham gia các đề tài nghiên cứu về cơ giới hóa canh tác mía, gieo cấy và thu hoạch lúa, sấy cà phê …

– Xây dựng, biên soạn 11 tiêu chuẩn quốc gia đối với ngành cơ điện nông nghiệp và ngành nông sản thực phẩm.

– Chuyển giao hàng trăm máy nông nghiệp, máy chế biến cho nông dân, góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới và phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.

II. CÔNG TÁC TƯ VẤN PHẢN BIỆN

– Đề xuất với Bộ nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành liên quan thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân và thợ cơ khí nông thôn phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

– Tham gia đề xuất với Chính phủ trong việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, như chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn để sản xuất và mua máy nông nghiệp.

– Tham gia tư vấn lựa chọn các ngành hàng quan trọng, đề xuất đưa vào nội dung công nghiệp hóa thuộc Dự án hợp tác Việt – Nhật do JICA chủ trì giai đoạn 2013 – 2020.

– Tư vấn phản biện cho các cơ quan nhà nước trong việc xét chọn, tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành liên quan.

III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

– Tham gia soạn thảo và thẩm định tài liệu chương trình dạy nghề cho nông dân theo quyết định số 1956 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Lao động thương binh và xã hội.

– Tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn kiến thức công nghệ mới cho các giáo viên dạy nghề và trực tiếp dạy nghề cho nông dân về sử dụng máy và thiết bị dùng trong nông nghiệp.

– Nhiều hội viên của Hội đã tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành cơ khí – động lực.

IV. TẬP HỢP VÀ PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN CẢI TIẾN

– Tập hợp sáng kiến cải tiến: Hội đã thường xuyên theo dõi, cập nhật và tập hợp các sáng kiến, cải tiến công cụ, máy và thiết bị trong sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, thủy lợi, bảo quản chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn ở hầu khắp các địa phương. Đến nay đã tập hợp được trên 140 sáng kiến, cải tiến có giá trị.

– Động viên giúp đỡ các tác giả sáng kiển, cải tiến: Trên cơ sở tập hợp sáng kiến cải tiến, Hội đã có những biện pháp động viên, giúp đỡ các tác giả như: Góp ý để tác giả hoàn thiện sáng kiến; Tuyên truyền, phổ biến sáng kiến cải tiến; Giúp đỡ các tác giả của sáng kiến, cải tiến xúc tiến thương mại.

V. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

–  Phát hành tạp chí

+ Từ năm 2005, Hội đã xuất bản Tờ “Thông tin cơ điện và chế biến nông lâm sản” 3 tháng một số, mỗi số in 1.000 bản.

+ Đầu năm 2011, tờ Thông tin của Hội được nâng lên thành Tạp chí với tên mới là “Tạp chí Công nghiệp nông thôn”. Tạp chí đã được cấp mã số tiêu chuẩn quốc tế (ISSN 1859–4026) và được Hội đồng Chức danh Giáo Sư nhà nước chọn là Tạp chí khoa học chuyên ngành, được tính điểm công trình khoa học (từ 0 – 0,5 điểm), tương đương với 20 Tạp chí khác của các trường và viện nghiên cứu. Tạp chí cũng đã xây dựng được Chi hội Báo chí.

+ Biên soạn và phát hành tài liệu phổ biến kiến thức

+ Hội đã biên soạn và phát hành bộ sách “Sổ tay cơ điện nông nghiệp, bảo quản chế biến nông lâm thủy sản cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn”. Bộ sách gồm 5 tập. Mỗi tập dày 300 – 550 trang, xuất bản 800 – 1.000 quyển.

+ Đây là bộ sách cung cấp những thông tin cần thiết về cấu tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành và quản lý các máy móc thiết bị thông dụng trong nông nghiệp và các công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản. Bộ sách còn giới thiệu địa chỉ của nhà chế tạo máy, các đơn vị, cá nhân có thể cung cấp, chuyển giao công nghệ, thiết bị để người đọc tiện liên hệ, tìm hiểu thêm

+ Đang chuẩn bị xuất bản một số quyển sách mỏng để phổ biến kỹ thuật, công nghệ về cơ điện nông nghiệp, chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn.

+ Tổ chức các hội thảo, tham gia hội chợ triển lãm

+ Hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu, trao đổi về những thành tựu khoa học công nghệ, những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước về cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cử cán bộ tham dự Hội nghị quốc tế về cơ khí nông nghiệp tại Hàn Quốc.

+ Hội cũng đã phối hợp với Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức cho một số doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

VI. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA KHEN THƯỞNG

1. Hội viên

Chỉ tính từ năm 2007 đến 2013, Hội viên của Hội đã được khen thưởng như sau:

– Nhiều Hội viên được giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật (VIFOTEC), trong đó có 02 Hội viên được giải nhất);

– 03 Hội viên được giải thưởng Bông lúa vàng;

– 48 Hội viên được tặng Huy chương Vì sự nghiệp các Hội KHKT;

– 61 Hội viên được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT;

– 322 Hội viên được tặng Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp phát triển ngành Công thương Việt Nam;

– 56 Hội viên được tặng Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

– 5 Tập thể và 15 cá nhân được tặng Bằng khen của Liên hiệp Các Hội KHKT Việt Nam;

– 18 Tập thể và 63 cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng hội Cơ khí Việt Nam;

– 54 Cá nhân được tặng Bằng khen của Hội Cơ khí Nông nghiệp Việt Nam.

2. Tập thể Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam:

– Năm 2003: Bằng khen của Hội Cơ khí việt Nam, nay là Tổng hội Cơ khí Việt Nam

– Năm 2008: Bằng khen của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam

– Năm 2008 và 2009: Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT

– Năm 2010: Bằng khen của Chính phủ

– Năm 2013: Huân chương Lao động hạng 3

Ks.Hà Đức Hồ

Phó tổng thư ký – Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam

Ý kiến bạn đọc